Biotech-VET- Thí điểm bảo hiếm cho trâu bò

Theo thông tin tại hội nghị, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường trong trường hợp vật nuôi chết trực tiếp do các nguyên nhân, như: Thảm họa tự nhiên (sét đánh, bão, lũ lụt, thời tiết lạnh, sương giá); dịch bệnh (bệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng)… Điều kiện bảo hiểm là vật nuôi phải được nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy trình nông nghiệp do Bộ NNPTNT hoặc cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quy định…

Trên cơ sở kiểm tra đối tượng được bảo hiểm, căn cứ giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm và các giấy tờ có liên quan, doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm thống nhất về số tiền bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm được hỗ trợ một phần phí bảo hiểm từ ngân sách theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ, tối đa là 20% đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.


Việc thí điểm đưa sản phẩm bảo hiểm bò thịt, trâu thịt; bò giống, trâu giống tại tại Đắk Lắk nhằm góp phần khắc phục rủi ro, tổn thất do thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn, giúp người chăn nuôi sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Người chăn nuôi có điểm tựa để yên tâm mở rộng sản xuất, phát triển mở rộng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lớn, góp phần giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro...

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Văn Đông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh tại Đắk Lắk cho rằng, sau hội nghị này bắt tay vào triển khai ngay, bởi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp có nhiều ưu điểm này. Đặc biệt, với số lượng đàn trâu, bò của tại Đắk Lắk lên tới 235.000 con, đứng thứ 7 toàn quốc; với năng lực và kinh nghiệm của ABIC trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm khu vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân và với lợi thế thương mại từ hệ thống mạng lưới rộng khắp trên bàn nông thôn của Agribank, chắc chắn chương trình thí điểm sản phẩm Bảo hiểm bò thịt, trâu thịt; bò giống, trâu giống tại tại Đắk Lắk sẽ thành công.

Đăng nhận xét