Biotech - VET - Phòng và trị bệnh IC – Sổ mũi truyền nhiễm ở gà

Bệnh IC – Sổ mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza) là một bệnh xảy ra phổ biến trên gà ở mọi lứa tuổi. Đây là loại bệnh gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi ở nước ta. Bởi vậy mọi người chăn nuôi gà cần phải biết cách phòng bệnh trị liệu cho gà bị bệnh IC. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những cách chăm sóc phòng trị 

Lứa tuổi mắc bệnh

Sổ mũi truyền nhiễm còn có tên gọi khác là Coryza, đây là căn bệnh mọi loại gà đều có thể gặp phải, không phân biệt giới tính và tuổi. Với gà có độ tuổi hơn 4 tuần thì căn bệnh này có tỷ lệ sinh sôi cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh IC ở gà

Coryza do vi khuẩn Gram (-) gây nên. Đây là một loại hiếu khí được nuôi dưỡng trong môi trường thạch máu, dưới sự xúc tác của các yếu tố như CO2, NH3, H2S, độ ẩm cao… vi khuẩn này tạo ra những khuẩn lạc nhỏ tách rời giống hạt sương.

Loại vi khuẩn này có thể tồn tại 2 – 3 ngày ngoài môi trường, tuy nhiên khi có ánh sáng mặt trời hay các chất khử trùng thông thường, chúng sẽ dễ dàng bị tiêu diệt. Khi nhiễm phải bệnh IC, gà còn có nguy cơ mắc thêm những bệnh khác như nhiễm khuẩn E. coli, hen gà, viêm phế quản và thiếu Vitamin A hay các loại bệnh khác.

Bệnh IC (sổ mũi truyền nhiễm) có triệu chứng gì?

Bệnh IC – Sổ mũi truyền nhiễm có thời gian ủ bệnh ngắn (chỉ tầm 1-2 ngày). Khi mắc phải loại bệnh này gà sẽ có dấu hiệu sau;
Gà sẽ ủ rũ, chán ăn.
Sản lượng trứng thấp hẳn so với trước.
Đầu và mặt có dấu hiệu sưng to (sưng phù đầu gà).


BiotechVET – Mắt và đầu gà bị sưng

Xoang mặt viêm, dịch bã đậu có mùi thối chảy nhiều ra từ mũi.

Gà thở khò khè, nhiều lúc phải thở bằng miệng

Mắt bị viêm kết mạc, hai mí dính liền nên rất khó để quan sát.

Nếu không được chữa trị kịp thời, gà sẽ nhanh chóng suy kiệt và chết. Tỷ lệ chết tăng nhanh do nguyên nhân nhiễm trùng kế phát.

Biện pháp phòng và trị bệnh IC – Sổ mũi truyền nhiễm

Để không mắc phải căn bệnh truyền nhiễm Coryza, người nuôi gà phải chú ý thực hiện theo các phương pháp sau:

Phương pháp phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là dùng vắc – xin. Do nguyên nhân gây ra do vi khuẩn, vì vậy Vắc – xin được sử dụng phổ biến để phòng bệnh cho gà.

Loại vắc xin này cần được tiêm vào cơ thể gà trước 4 tuần khi loại vi khuẩn này bắt đầu xâm nhập. Các nhà khoa học khuyến cáo, nên tiêm vắc xin lần 1 khi gà được 4 hoặc 6 tuần (4 tuần đối với gà đang ở khu vực có dịch cao).

Điều này có tác dụng bảo vệ đàn gà thịt và đàn gà đẻ từ sớm. Lần 2 tiêm chủng được xác định trước khi đàn gà bắt đầu đẻ. Hiện nay Vắc – xin được sử dụng rộng rãi đó là vacxin chủng A và C. Vaccine chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng vac xin trên nên tiêm chủng vắc xin này không đem lại hiệu quả. Do đó, nên sử dụng vắc – xin loại A và C của các hãng có uy tín để bảo vê đàn gà của bạn.

Bên cạnh đó, những phương pháp sau đây sẽ hỗ trợ bạn phòng tránh bệnh sổ mũi truyền nhiễm bao gồm:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, không gian chuồng rộng rãi tránh gió lùa.

Vệ sinh các dụng cụ hỗ trợ việc chăm sóc. Chất độn chuồng phải thường xuyên được thay mới.

Tổ chức phun thuốc sát trùng định kỳ để diệt vi khuẩn.

Đảm bảo cho gà được ăn sạch, uống sạch để tránh mắc phải các loại dịch bệnh.

Sau mỗi lứa gà cần tiến hành vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và để trống chuồng một thời gian để loại bỏ mầm bệnh. Áp dụng mô hình cùng vào cùng ra đối với từng lứa gà.

Khi gà của bạn đã mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm, bạn cần thực hiện nhanh chóng những các thức sau để chữa bệnh cho gà:

Tiến hành phun thuốc định kỳ 3 ngày một lần để diệt mầm bệnh tồn tại, phát tán trong không khí. 

Trộn thuốc kháng sinh thích hợp như: Ampicillin, Gentamycin, Doxycyclin, Tylosin…vào thức ăn hoặc nước uống cho gà trong thời gian từ 5 – 7 ngày. 

Bài thuốc giúp xử lý Coryza:

Nếu đàn gà bị bệnh ở thể nhẹ (sổ mũi thông thường) cho tổng đàn uống BTV – GENDOX 20/20 liều 100g/1,5 tấn thể trọng.
Nếu có tỷ lệ bã đậu ở phía dưới mắt cần phải tiêm kháng sinh: BTV - TYLAN 200 (Dung dịch tiêm) (hoặc BTV – LINCOPEC) liều 1ml cho 5kg thể trọng liên tục trong 3 ngày.
Sau khi ngừng kháng sinh, cần sử dụng tiếp chế phẩm Bổ gan, men và điện giải trong 7 ngày để đàn gà nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe ban đầu.

Hy vọng toàn bộ thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân cùng cách thức phòng và điều trị căn bệnh IC – sổ mũi truyền nhiễm. Chúc bà con thành công.

BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét