Biotech - VET - Bệnh đầu đen trên gà và biện pháp phòng trị

Bệnh đầu đen hay còn gọi là bệnh kén ruột, bệnh viêm gan ruột, có thể gây tỷ lệ chết cao và ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan gây nên các bệnh tích điển hình tại đây.

2. Đối tượng mắc bệnh

Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà, gà tây nuôi chăn thả, bán chăn thả và một số loài chim, thường xảy ra ở gà trên 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi. Khi môi trường ô nhiễm, gà giai đoạn sinh sản nuôi chăn thả vẫn mắc bệnh. 

3. Đường truyền bệnh

Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, gà khỏe ăn thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, khi sức đề kháng của gà giảm, bệnh sẽ phát ra. Gà bệnh thải phân, mầm bệnh có trong trứng giun kim hoặc phân gà chứa mầm bệnh được giun đất ăn, do đó mầm bệnh tồn tại rất lâu trong môi trường vì vậy rất khó xử lý triệt để. Ở những khu vực chăn nuôi gà đã từng mắc bệnh, những lứa nuôi tiếp theo có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

4. Triệu chứng bệnh

Thể cấp tính: Gà sốt cao, chết nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, chưa có triệu chứng điển hình.

Thông thường, gà mắc bệnh sẽ ủ rũ, sốt cao, rúc đầu vào cánh, đứng tụm chỗ có nắng ấm, phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua... Mỏ gà dài, mắt hõm sâu, quầng mắt xanh tím và lan lên đầu (đầu gà bị đen).


Triệu chứng của bệnh

5. Bệnh tích

Bệnh tích ở gan: Đặc trưng nhất là gan sưng to và xuất hiện những vết hoại tử hơi lõm, tròn như hoa cúc, có viền trắng.

Bệnh tích ở manh tràng: Manh tràng sưng to, thành ruột tăng sinh dày, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc, màu trắng tạo khối như kén, do đó có tên gọi là bệnh kén ruột. Đôi khi kén ruột xuất hiện trên manh tràng và ruột già.


Bệnh tích của bệnh đầu đen

6. Điều trị bệnh

Hiện nay, ở những vùng chăn nuôi tập trung, bệnh đầu đen diễn biến rất phức tạp, kết hợp việc sử dụng thuốc kháng sinh liều cao nên có hiện tượng nhờn thuốc nên việc sử dụng thuốc kém hiệu quả. Chính vì vậy, để có được phác đồ điều trị hợp lý nhất cho từng vùng thì cần kiểm tra dịch tễ tại trại và kết hợp thuốc hợp lý vừa hiệu quả và kinh tế. Phác đồ tham khảo như sau

- Đối với vùng chăn nuôi ít, áp lực bệnh không cao có thể sử dụng Bộ túi trong 1 túi có các sản phẩm:
BTV - Hạ sốt

Sáng dùng kết hợp BTV - Sulfuamox và hạ sốt, chiều dùng BTV - Bổ gan kết hợp BTV - Men Saccharo (Tan). Liệu trình điều trị 3-5 ngày

- Đối với những vùng chăn nuôi tập trung, áp lực bệnh cao:
BTV – Dimetone 1g/10kg TT
BTV - Parace 1g/5-7kg TT
BTV - Bogama 1ml/1l nước
BTV - Men LacVet (Tan) 1g/1l nước

Sáng dùng kết hợp BTV – Dimetone và BTV - Parace, chiều dùng kết hợp Giải độc BTV - BogamaBTV - Men LacVet (Tan). Liệu trình 5 ngày.

Sau quá trình điều trị nên tẩy giun để làm sạch mầm bệnh cho gà.

Trong quá trình điều trị việc xử lý môi trường là vấn đề tiên quyết trong loại trừ được mầm bệnh đầu đen trong khu vực chuồng nuôi.

7. phòng bệnh

Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh: Đảm bảo thời gian trống chuồng sau mỗi lứa gà, không nuôi chung gà tây với các giống gà khác, không nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một khu vực. Định kỳ vệ sinh, phun khử trùng chuồng nuôi, sân chơi, vườn thả gà, rắc vôi bột ở khu vực nuôi để diệt mầm bệnh. Hạn chế thả gà ra vườn khi trời mới mưa. Định kỳ tẩy giun cho gà và dọn sạch phân sau khi tẩy.

Ở những vùng đã có bệnh, khi gà trên 20 ngày tuổi, có thể cho uống dung dịch: 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong 1-2 giờ, nếu thừa phải đổ bỏ, cứ 20 ngày cho gà uống một lần.

Đối với những chuồng nuôi, bãi chăn thả gà mắc bệnh đầu đen, cần trống chuồng ít nhất 30 ngày, trước khi trống chuồng, cần vệ sinh chuồng nuôi và bãi chăn thả sạch sẽ, thu gom chất thải ủ sinh học hoặc đốt. Trong thời gian trống chuồng, định kỳ 1 lần/tuần phun khử trùng chuồng nuôi, bãi chăn thả và môi trường xung quanh; cuốc đất rắc vôi, diệt giun đất.

BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét